BS Nguyễn Sỹ Linh
Chức năng của máy tạo nhịp có thể bị ảnh hưởng khi dùng dao điện ( electrocautery ) và dao đốt cao tần ( diathermy ). Các ảnh hưởng có thể là:
1. Chạy lại chương trình đã cài đặt (Reprogramming)
2. Hư hỏng máy tạo nhịp
3. Ức chế máy tạo nhịp (trong khoảng thời gian nhiễu điện từ)
4. Sai lệch “chế độ sao lưu” (ví dụ: Nhịp thất không đồng bộ - VOO)
5. Tổn thương cơ tim do nhiệt
Cần tránh sử dụng dao điện và dao đốt cao tần ( đặc biệt là chế độ đơn cực monopolar ) ở bệnh nhân PPM bất cứ khi nào có thể. Xem xét sử dụng dao siêu âm ( harmonic scalpel ) ở vị trí cần cắt đốt. Nếu bắt buộc phải sử dụng dao điện hoặc dao đốt cao tần nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
Phẫu thuật chương trình
1. Xem xét thiết bị có phức tạp không (PPM hoặc ICD hai thất). Nếu có, hãy tham khảo ý kiến tim mạch trước khi phẫu thuật.
2. Liên hệ CIU để thiết lập chỉ số cho máy tạo nhịp, sự phụ thuộc và kiểm tra PPM lần cuối. Nếu > 3 tháng, kiểm tra lại trước khi phẫu thuật.
3. Nếu trường mổ ở xa thiết bị > 50 cm, nhiễu sẽ không xảy ra nhưng cần theo dõi ECG. Sử dung bipolar từng đợt ngắn. Đảm bảo dây điện dễ thấy và xa máy tạo nhịp. Nếu thấy chức năng máy tạo nhịp bị ảnh hưởng thì ngưng đốt bà gọi sự hỗ trợ của đội tim mạch.
4. Nếu khoảng cách trường mổ đến thiết bị < 50cm hãy tham vấn CIU để cài đặt lại chương trình giảm thiểu nhiễu trước khi phẫu thuật. Theo dõi ECG và đảm bảo có máy khử rung với chức năng tạo nhịp từ bên ngoài. Sử dụng dao đốt lưỡng cực từng đợt ngắn. Đảm bảo dây điện dễ thấy và xa máy tạo nhịp.
5. Nếu trường mổ gần thiết bị và bệnh nhân phụ thuộc máy tạo nhịp, hãy liên hệ tim mạch trước khi phẫu thuật. Đảm bảo các điện cực (Pacing Pad) gắn máy tạo nhịp từ bên ngoài được gắn sẵn trước khi phẫu thuật. Sử dụng đốt lưỡng cực từng đợt ngắn. Đảm bảo dây điện dễ thấy và xa máy tạo nhịp.
Pacing Pad |
6. Nếu không tránh được được dao đốt đơn cực và dao điện, đảm bảo điện cực trở lại nằm càng xa vị trí máy tạo nhịp càng tốt và mạch nằm trên mặt phẳng ngang.
7. Nếu trường mổ gần thiết bị, hoặc bất rối loạn chức năng tạo nhịp nào được quan sát thấy, sắp xếp kiểm tra PPM hậu phẫu ngay lập tức.
8. Nếu nghi ngờ hãy gọi đội tim mạch để được tư vấn.
Phẫu thuật cấp cứu
1. Làm theo hướng phẫu thuật chương trình càng nhiều càng tốt
2. Luôn theo dõi ECG và đảm bảo có máy khử rung với chức năng tạo nhịp từ bên ngoài
3. Đặt nam châm trước máy tạo nhịp không nhất thiết đưa máy tạo nhịp qua chế độ không đồng bộ - Cần theo dõi sát.
4. Luôn sắp xếp kiểm tra PPM sau phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Theo: NHS Foundation Trust - National Health Service in England
Tham khảo thêm tài liệu Uptodate: Tải về
Tham khảo thêm tài liệu Uptodate: Tải về