KHỞI MÊ CHUỖI NHANH HAY KHỞI MÊ CHUỖI AN TOÀN ?

Chưa bao giờ có một nghiên cứu chứng minh bất kỳ mối quan hệ nào giữa khởi mê nhanh (tức là thời gian từ tiêm thuốc khởi mê đến đặt nội khí quản thành công) và tần suất hít.

Bs Nguyễn Vỹ

Thuật ngữ "nhanh" hàm ý mạnh mẽ rằng quá trình khởi mê để bảo vệ đường thở bằng ống nội khí phải được thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, chưa bao giờ có một nghiên cứu chứng minh bất kỳ mối quan hệ nào giữa khởi mê nhanh (tức là thời gian từ tiêm thuốc khởi mê đến đặt nội khí quản thành công) và tần suất hít. Nếu tốc độ là quan trọng, thì người có kinh nghiệm và kỹ năng nhất nên thực hiện nhiệm vụ đặt nội khí quản . 

Tuy nhiên, đó không phải là những gì được thực hiện trong thực hành lâm sàng. Mỗi người gây mê trong đào tạo phải học cách xử lý một bệnh nhân là ứng viên cho viêm phổi hít. Do đó, người có ít kinh nghiệm thông thường được phép và khuyến khích đặt nội khí quản trong khi người có nhiều kinh nghiệm hơn đứng giám sát.
Một kỹ thuật tốt hơn cho toàn bộ quá trình này là "khởi mê chuỗi an toàn". Điều này làm cho tốc độ không còn là vấn đề nữa, vì trong thực tế nó không phải là nhanh như thế nào mà hoàn thành công việc như thế nào một cách an toàn.
Chuẩn bị khởi mê chuỗi an toàn theo các bước sau:
- Đặt một ống thông dạ dày để giảm áp lực trong dạ dày
- Dùng thuốc mê và thuốc dãn cơ đủ để đạt được trạng thái mê tốt nhất phòng ngừa nôn chủ động
- Ấn sụn nhẫn hiệu quả để phòng ngừa nôn thụ động
Sau đó tiến hành đặt nội khí quản. Vấn đề đặt nhanh không còn là vấn đề nữa

Một thành phần khác của khởi mê chuỗi an toàn là thông khí phổi trong khi

chờ đợi thuốc khởi mê có hiệu lực. Tại sao lại quan trọng ? Trước hết, thông khí phổi nhẹ nhàng với áp lực không quá 20 cmH2O sẽ giảm nguy cơ thiếu oxy máu, và tăng co2 máu nếu thủ thuật đặt nội khí quản kéo dài. Thứ hai, biết rằng thông khí có thể được trước khi bắt đầu đặt nội khí quản thì sẽ yên tâm thực hiện nếu đặt nội khí quản khó hơn dự kiến và cần cố gắng nhiều lần. Ép sụn nhẫn thích hợp sẽ ngăn ngừa khí vào dạ dày trong suốt quá trình thông khí này. Không có tài liệu nào đề cập thông khí nhẹ làm tăng nguy cơ viêm phổi hít.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc bôi trơn ống nội khí quản với chất bôi trơn hòa tan trong nước làm giảm nguy cơ hít sau đặt ống,  có thể do bít các kênh mà có thể tồn tại trong thành cuff của ống nội khí quản. Hút định kỳ hầu họng trong suốt thời gian gây mê cũng được khuyến cáo

Cuối cùng, bệnh nhân cũng dễ bị viêm phổi hít khi tỉnh mê như trong quá trình khởi mê. Do đó, ống nội khí quản phải để cho đến khi phản xạ bảo vệ đường thở của bệnh nhân phục hồi. Điều này thường có nghĩa là bệnh nhân nên có khả năng đáp ứng các y lệnh, và có khả năng ho mạnh trước khi rút ống nội khí quản.