Nguyễn Sỹ Linh
Trong quá trình cắt bỏ nhu mô gan, nguồn chảy máu chính là các tĩnh mạch gan. Do đó kiểm soát CVP rất quan trọng để giảm mất máu.
1. CVP > 5 cm H2O làm tăng đáng kể chảy máu. Tuy nhiên CVP thấp có nguy cơ làm mất ổn định tim mạch và tắc mạch khí, nguy cơ rối loạn chức năng thận về mặt lí thuyết dường như không có ý nghĩa lâm sàng. Một vài bệnh nhân cần CVP > 5cmH2O để ổn định tim mạch, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
2. Hầu hết bệnh nhân có tụt HA sau khi khởi mê, đặc biệt ở những bệnh nhân có gây tê NMC, và có thể được điều chỉnh bằng vận mạch.
3. Tránh truyền dịch trước khi cắt gan, mặc dù có thể bolusess lượng nhỏ dung dịch keo nếu lượng nước tiểu < 0,5 ml/kg/h, hoặc hạ huyết áp khó điều trị (refractory hypotension).
4. CVP cao có thể điều trị bằng thuốc lợi tiểu hoặc truyền Nitrate.
5. Sau giai đoạn cắt, có thể được phục hồi thể tích tuần hoàn, mặc dù nguy cơ chảy máu vẫn còn nhưng đã giảm đi nhiều.
6. Phẫu thuật tiếp cận với các khối u gan phía sau có thể liên quan đến chèn ép tĩnh mạch chủ dưới gây hạ huyết áp mạnh. Truyền dịch có thể duy trì HA trong giai đoạn này nhưng cũng sẽ làm tăng CVP và tăng nguy cơ chảy máu. Xử lí tình huống này cần truyền dịch thận trọng và trao đổi với Phẫu thuật viên.
7. PEEP không chỉ làm giảm xẹp phổi mà còn làm tăng CVP và giảm lưu lượng máu gan, vì vậy cần tránh trong giai đoạn cắt bỏ.
Tham khảo
Anaesthesia for hepatic resection surgery. Andrew Hartog, BMedSci BM BS FRCA, Gary Mills, BMedSci MBChB PhD DICM FRCA