MỔ LẤY THAI: CHỌN GÂY TÊ TỦY SỐNG HAY GÂY MÊ

Gây tê tủy sống và gây mê cho mổ lấy thai nói chung đều an toàn như nhau đối với trẻ sinh, nhưng ưu và nhược điểm sẽ khác nhau đối với mẹ. Mổ lấy thai được chỉ định nếu em bé không thể sinh thường. Ví dụ, em bé ngôi ngang, ngôi ngược hoặc nhau thai bít lối mở tử cung…... theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ sinh mổ lý tưởng về mặt y khoa trong khoảng 10 đến 15 phần trăm. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Bs Nguyễn Vỹ

Gây tê tủy sống và gây mê cho mổ lấy thai nói chung đều an toàn như nhau đối với trẻ sơ sinh, nhưng ưu và nhược điểm sẽ khác nhau đối với mẹ.

Mổ lấy thai được chỉ định nếu em bé không thể sinh thường. Ví dụ, em bé ngôi ngang, ngôi ngược hoặc nhau thai bít lối mở tử cung…... theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ sinh mổ lý tưởng về mặt y khoa trong khoảng 10 đến 15 phần trăm. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Chẳng hạn, ở Đức khoảng 30 phần trăm trẻ em được sinh mổ. 
Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, cuộc mổ mất khoảng một giờ. Em bé thường được đưa ra khỏi bụng mẹ trong vòng khoảng vài phút, hoặc thậm chí nhanh hơn rất nhiều trong trường hợp khẩn cấp. 
Lựa chọn kỹ thuật gây mê nào thích hợp nhất cho mổ lấy thai?
Phụ nữ sinh mổ thường có hai lựa chọn: Gây mê, trong đó sản phụ hoàn toàn không biết gì và gây tê tủy sống sản phụ vẫn tỉnh táo vì thuốc tê chỉ tác dụng ờ vùng thắt lưng trở xuống. 
Gây tê tủy sống là lựa chọn ưu tiên trong phần lớn các ca sinh mổ vì những ưu điểm sau:
Giảm tác dụng phụ của thuốc và giảm tỷ lệ tử vong ở mẹ
Giới hạn thuốc tiếp xúc với trẻ sơ sinh 
Mẹ vẫn tỉnh táo lúc mổ Tránh được nguy cơ viêm phổi hít và đặt nội khí quản khó Tuy nhiên, gây mê có thể là lựa chọn thích hợp hơn gây tê tủy sống trong một số trường hợp lâm sàng sau:
Cấp cứu( tim thai suy, vỡ tử cung, sa dây rốn…) Khi có chống chỉ định gây tê như rối loạn đông máu (ví dụ, xuất huyết nặng, nhau bong non với bằng chứng rối loạn đông máu) 
Gây tê tủy sống thất bại. Sản phụ từ chối gây tê. Nguy cơ đối với gây mê : viêm phổi hít, không đặt được nội khí quản.
Tử vong mẹ cao hơn nếu mổ lấy thai sử dụng gây mê?
Nhiều chuyên gia cho thấy sự giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở mẹ liên quan đến gây mê trong vài thập kỷ qua là do sử dụng gây tê thay cho gây mê mổ lấy thai.
Các tai biến tử vong mổ lấy thai gần đây có thực sự do gây tê tủy sống gây ra?
Thông thường chúng ta biết thông tin các tai biến hay tử vong xảy ra trong y khoa qua phương tiện truyền thông. Việc giật tít thiếu thận trọng của một số tờ báo và không hiểu biết về chuyên môn của người viết không phản ánh đúng bản chất của vấn đề, có thể gây hiểu lầm nghiêm trọng trong cộng đồng, dẫn đến hậu quả tăng tỷ lệ tai biến trong mổ lấy thai ở Việt Nam. Một trường hợp sản phụ bị tử vong trong khi mổ hay sau mổ lấy thai được gây tê tủy sống không có nghĩa là do tê tủy sống gây ra. Theo một thống kê các nguyên nhân gây tử vong ở mẹ có liên quan đến thai kỳ ở Hoa Kỳ thì:
Băng huyết 29%
Thuyên tắc mạch 20%
Tăng huyết áp thai kỳ 18%
Nhiễm trùng 13%
Bệnh cơ tim 6%
Gây mê 3%
Các nguyên nhân khác 11%
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây mê chiếm một phần rất nhỏ trong các nguyên nhân gây tử vong ở mẹ. Mổ lấy thai bắt buộc phải dùng gây tê hoặc gây mê để sản phụ không đau trong quá trình phẫu thuật, nhưng nếu xảy ra tử vong cho mẹ thì có rất nhiều nguyên nhân đưa đến chứ không phải cứ tử vong là lỗi do gây mê gây ra 
Công văn hướng dẫn của bộ y tế không sử dụng phương pháp gây tê tủy sống ở các sản phụ có nguy cơ dẫn đến tai biến như bệnh cảnh tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Cụ thể các sản phụ có rau tiền đạo, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật…có làm giảm tỉ lệ tử vong ở mẹ khi mổ lấy thai?
Câu trả lời là không. Gây tê tủy sống không dẫn đến các tai biến như bệnh cảnh tắc mạch ối, rối loạn đông máu, suy đa tạng. Các bệnh cảnh trên cũng không thể thực hiện gây tê tủy sống để mổ lấy thai nên khuyến cáo không tê tủy sống trên bệnh cảnh này là không cần thiết. Các sự cố y khoa thường xảy ra nghiêm trọng và tử vong ở những nơi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc và nguồn lực hạn chế là nguyên nhân chính cho sự cố y khoa xảy ra. Việc áp đặt chọn phương pháp vô cảm để phòng tránh tai biến xảy ra ở tuyến dưới cho cả tuyến trên nơi có điều kiện và nguồn lực có trình độ cao đang gây lúng túng cho các Bs gây mê và hoang mang cho cộng đồng sản phụ khi đi sanh mổ.
Giải pháp nào để bảo đảm an toàn gây mê cho mổ lấy thai?
Bác sĩ gây mê sẽ khám và chọn phương pháp vô cảm dựa trên tình trạng sức khỏe và bệnh lý cụ thể của mỗi sản phụ. Ví dụ, sản phụ mới ăn uống hoặc đường thở có dấu hiệu đặt nội khí quản khó(béo phì, tiền sản giật…), bệnh lý đường hô hấp như hen phế quản thì phương pháp vô cảm chọn gây tê tủy sống là tốt nhất.
Sản phụ khi mang thai nên đi khám và theo dõi thai định kỳ theo lịch. Khám thai định kỳ sẽ giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các bất thường xảy ra. Trường hợp mẹ có bệnh lý tim mạch hay bệnh rối loạn đông máu thì tốt nhất nên đến bệnh viện tuyến trên nơi có đầy đủ phương tiện để sanh hoặc mổ lấy thai là an toàn nhất.
Sản phụ đi mổ lấy thai chủ động thì đêm trước mổ nên nhịn ăn( thường không ăn nữa sau 22 giờ), có thể uống nước suối hay uống nước đun sôi để nguội đến hai giờ trước mổ. Không được uống sữa hay thức uống có bã như nước trái cây xay…
Khi vào chuyển dạ chờ sanh cũng chỉ ăn những thức ăn nhẹ, không nên cố ăn để có sức đẻ như quan niệm cũ. Vì sẽ có nhiều nguy cơ nếu sanh thường không được phải chuyển sanh mổ.
Các bệnh viện phải trang bị cho phòng mổ monitor theo dõi, cung cấp đầy đủ thuốc hồi sức, nguồn lực gây mê phải đủ về lượng và chất được huấn luyện cơ bản để có thể xử trí được các tình huống xảy ra trong và sau mổ là điều kiện chính để có thể giảm tỉ lệ tai biến cho mẹ liên quan đến gây mê.
Bác sĩ Gây mê hồi sức - Điều trị đau . Bệnh viện Vinmec Nha Trang