Nguyễn Vỹ
Tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng lên đến mức cao 25 - 30% ở nhiều
nơi trên thế giới. Tại Hoa Kỳ tỷ lệ mổ lấy thai đạt 31,3%, Vương quốc Anh
25,5%. Trong trường hợp nặng, mổ lấy thai có thể dẫn đến chảy máu sản khoa, cắt
bỏ tử cung, nằm đơn vị chăm sóc đặc biệt, hoặc tử vong cho mẹ.
Giảm chảy máu trong và sau sinh ở cả hai mổ lấy thai và
sinh thường rất quan trọng để giảm tỷ lệ tử suất và bệnh suất ở mẹ . Axit
Tranexamic (TXA) dẫn xuất tổng hợp của amino acid lysine, là một chất chống
tiêu sợi huyết có thể đảo ngược ức chế hoạt hóa plasminogen, do đó ức chế tiêu
sợi và giảm chảy máu.
TXA được sử dụng để giảm mất máu và cần truyền máu trong phẫu
thuật tim, cấy ghép gan và phẫu thuật chỉnh hình. Hơn nữa, TXA còn làm giảm
nguy cơ tử vong ở bệnh nhân chảy máu trong chấn thương
Trong phụ khoa và sản khoa, TXA được sử dụng phổ biến nhất
để điều trị bệnh rong kinh vô căn. Chảy máu liên quan đến thai kỳ (nhau bong
non, nhau tiền đạo) cũng được điều trị bằng TXA.
Mỗi năm có khoảng năm mươi ngàn phụ nữ tử vong trên toàn thế
giới liên quan đến mang thai và sinh đẻ. Băng huyết sau sinh (BHSS) chiếm phần
lớn tử vong cũng như bệnh suất của thiếu máu nặng cần truyền máu, nằm viện và
nhiễm trùng. Những người có nguy cơ cao mắc BHSS chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng
số tử vong mẹ. Đa số bệnh suất và tử suất xảy ra ở những người không có yếu tố
nguy cơ và không thể tiên đoán được
Đờ tử cung vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của BHSS. Xử
trí đầu tiên BHSS là oxytocin. Các thuốc khác kết hợp bao gồm ergometrine ,
carboprost và misoprostol. TXA có tác dụng cầm máu bổ sung cho các thuốc co hồi
tử cung , đặc biệt là oxytocin.
Tài liệu tham khảo
1.Role of Prophylactic Tranexamic Acid in Reducing Blood
Loss during Elective
Caesarean Section: A Randomized Controlled Study
SJ Dhivya Lakshmi, Reena Abraham
2. Updated WHO Recommendation on Tranexamic Acid for the
Treatment of Postpartum Haemorrhage 2017
3. Tranexamic acid for preventing postpartum blood loss
after cesarean delivery: a systematic review and meta-analysis of randomized
controlled trials Giuliana simonazzi, maria bisulli, gabriele saccone, elisa
moro, ariela marshall & vincenzo berghella