NGUYỄN VỸ - BSGMHS BV Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Gây tê trục thần kinh hiện vẫn là lựa chọn thích hợp cho mổ lấy thai trên
toàn thế giới. Hạ huyết áp là hậu quả sinh lý của gây tê tủy sống và có thể có
tác động gây hại cho mẹ và thai nhi.Thuốc co mạch làm tăng sức cản mạch hệ thống
và huyết áp động mạch trung bình từ lâu đã được sử dụng để dự phòng và điều trị
hạ huyết áp sau gây tê trục thần kinh.
Tuy nhiên, sự hiểu biết hạ huyết áp sau gây tê trục thần kinh trong sản khoa và dùng thuốc co mạch để đối lại nó đã liên tục phát triển trong nhiều năm. Sự hiểu biết về cơ chế hạ huyết áp và bằng chứng hiện tại của các loại thuốc co mạch sẽ hướng dẫn chúng ta trong thực hành lâm sàng hiện nay.
Tuy nhiên, sự hiểu biết hạ huyết áp sau gây tê trục thần kinh trong sản khoa và dùng thuốc co mạch để đối lại nó đã liên tục phát triển trong nhiều năm. Sự hiểu biết về cơ chế hạ huyết áp và bằng chứng hiện tại của các loại thuốc co mạch sẽ hướng dẫn chúng ta trong thực hành lâm sàng hiện nay.
Hạ huyết áp sau gây tê trục thần kinh
Ức chế giao cảm qua mức do gây tê trục thần kinh làm thay đổi sinh lý ở
thai phụ dẫn đến hạ huyết áp 55%-90% trường hợp mẹ nhận tê tủy sống để mổ lấy
thai. Holmes
, Lees và cộng sự chỉ ra sự chèn ép tĩnh mạch chủ do tử cung mang thai gây cản
trở máu quay về và gây hạ huyết áp. Marx đưa ra giả thuyết gây tê tủy sống làm ứ
máu chi dưới dẫn đến giảm máu tĩnh mạch quay về và làm giảm cung lượng tim. Mặc
dù sự giải thích về cơ chế gây hạ huyết áp vẫn dựa trên những nguyên tắc này,
nhưng điều trị dự phòng dựa trên hiểu biết này cũng không ngăn ngừa được hạ huyết
áp sau tê tủy sống mổ lấy thaiDựa trên dữ liệu nghiên cứu các phụ nữ mang thai bị tiền sản giật, Sharwood-Smith
và cộng sự cho biết có sự giảm áp lực tĩnh mạch trung ương dẫn đến giảm cung lượng
tim và huyết áp động mạch. Họ giả thuyết là dung tích tĩnh mạch thay vì áp suất
tĩnh mạch có thể là yếu tố quyết định gây hạ huyết áp sau gây tê tủy sống trong
sản khoa. Sự thay đổi phụ thuộc nội mô chức năng cơ trơn mạch máu với tăng sự
hiện diện prostaglandins dãn mạch, và nitric oxide trong mang thai đã có tác dụng
dãn mạch chống lại trương lực mạch máu giao cảm nội sinh. Trương lực mạch máu nội
sinh này bị ảnh hưởng bất lợi sau gây tê tủy sống dẫn đến hạ huyết áp quá mức.
Nghiên cứu hiện tại cho thấy cung lượng tim vẫn giữ gần như không thay đổi ngay
sau block giao cảm đang là thách thức quan niệm kết quả gây tê tủy sống ở sản
phụ gây giảm cung lượng tim. Mặc dù có sự hiểu biết khác nhau về hạ huyết áp
sau gây tê tủy sống ở sản phụ , thuốc co mạch vẫn là nền tảng trong việc khôi
phục lại huyết áp động mạch và giảm thiểu các tác dụng bất lợi tác động trên mẹ
và thai nhi.
Ở sản phụ điều trị với ephedrine, nguyên nhân gây giảm pH và hàm lượng oxygen trong máu động mạch rốn vẫn gây tranh cãi. Ngan Kee et al chỉ ra trạng thái acid base thai sụt giảm có thể do ephedrine đi qua nhau thai và gây sụt giảm pH thai do tác động chuyển hóa thứ phát bởi kích thích thụ thể β- adrenergic thai.
Một nghiên cứu gần đây bởi Landau et al đã đưa ra hướng mới cho vấn đề này. Họ cho thấy tình trạng đồng hợp tử ở trẻ sơ sinh cho kiểu di truyền Arg16 ADRB2 bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tình trạng acid máu ở các bà mẹ điều trị với ephedrine. Sự hiện diện kiểu di truyền này ở mức cao hơn 30% của người Trung Quốc và thực tế là kiểu gen của họ khác biệt đáng kể so với Người Bắc Mỹ chỉ ra rằng các bác sĩ lâm sàng nên thận trọng nghiên cứu ngoại suy ở một nhóm dân tộc khác.
Ở sản phụ điều trị với ephedrine, nguyên nhân gây giảm pH và hàm lượng oxygen trong máu động mạch rốn vẫn gây tranh cãi. Ngan Kee et al chỉ ra trạng thái acid base thai sụt giảm có thể do ephedrine đi qua nhau thai và gây sụt giảm pH thai do tác động chuyển hóa thứ phát bởi kích thích thụ thể β- adrenergic thai.
Một nghiên cứu gần đây bởi Landau et al đã đưa ra hướng mới cho vấn đề này. Họ cho thấy tình trạng đồng hợp tử ở trẻ sơ sinh cho kiểu di truyền Arg16 ADRB2 bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi tình trạng acid máu ở các bà mẹ điều trị với ephedrine. Sự hiện diện kiểu di truyền này ở mức cao hơn 30% của người Trung Quốc và thực tế là kiểu gen của họ khác biệt đáng kể so với Người Bắc Mỹ chỉ ra rằng các bác sĩ lâm sàng nên thận trọng nghiên cứu ngoại suy ở một nhóm dân tộc khác.
Những thuốc co mạch dùng trong sản khoa
Phenylephrine
Ở liều sử dụng
trong lâm sàng, nó là chủ vận chọn lọc thụ thể α1 và tác dụng chủ vận thụ thể β chỉ thấy khi dùng với liều cao.Thuốc thường
được dùng trong gây mê sản khoa để điều trị hạ huyết áp sau gây tê tủy sống do
tác dụng co mạch qua chủ vận thụ thể α1.Thuốc có tác dụng làm chậm nhịp tim do phản xạ
và giảm cung lượng tim có thể không ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi, nhưng trong
mổ cấp cứu với thai nhi nhiễm acidosis, bất kỳ sự giảm cung lượng tim nào cũng
có thể gây nguy hại cho thai nhi.Tuy nhiên, sự hiểu biết rõ hơn về tác dụng của
phenylephrine trong tình huống cấp cứu phải chờ nghiên cứu sâu hơn nữa.
Liều truyền tĩnh
mạch phenylephrine có tác dụng ngay tức thì và thời gian tác
dụng kéo dài 5 – 10 phút. Liều tối ưu cho phenylephrine chưa được xác định. Cho
dự phòng có liên quan đến tần suất huyết áp cao hơn và nhịp tim chậm, và điều
trị sau khi huyết áp hạ có liên quan đến tần suất và mức độ nặng của hạ huyết
áp mẹ cao hơn. Mặc dù có một số nghiên cứu gợi ý rằng để phòng ngừa hạ huyết áp
do gây tê tủy sống, một liều bolus tĩnh mạch cách quãng ít nhất 122-147 µg, nhưng liều 40-100 µg phenylephedrine vẫn là liều thường dùng trong thực hành lâm sàng.
Liều truyền để dự
phòng được ủng hộ từ 25-100 µg/
phút trong các
nghiên cứu khác nhau, nhưng một liều cố định 50 µg/ phút được đề xuất để giảm thiểu nguy cơ tỉ lệ hạ huyết áp cao hơn ở liếu
thấp hơn và phản ứng tăng huyết áp, nhịp tim chậm và giảm cung lượng tim ở liều
cao hơn.
Mặc dù đã có những
nghiên cứu, nhưng các Bs gây mê sản khoa cũng không thể đạt được ý kiến đồng
thuận về một chế độ lý tưởng dùng phenylephrine bởi vì những nghiên cứu khác
cho thấy liều bolus cách quãng, tổng liều đòi hỏi sẽ nhỏ hơn, huyết áp được duy
trì tốt hơn trong 6 phút đầu tiên, kiểm soát huyết áp đạt tốt hơn ở liều bolus
cách quảng không chỉ đơn giản và cũng không cần cài đặt bơm tiêm
Ephedrine
Thuốc tác dụng
trực tiếp trên chủ vận α và β, nhưng tác dụng gián tiếp nổi bật hơn do
phóng thích norepinephrine từ những neurons giao cảm. Thuốc làm tăng huyết áp do kích thích thụ thể β1 với tăng nhịp và co bóp tim, trái với tác dụng chủ vận
α gây co mạch ngoại vi. Liều dự phòng của ephedrine
tiêm tĩnh mạch 30 mg đã được Ngan
Kee et al gợi ý để đạt
được ý nghĩa giảm tỉ lệ hạ huyết áp, nhưng nó lại liên quan đến nguy cơ phản ứng
cao huyết áp trong khoảng 45% bệnh nhân. Các nghiên cứu tiếp theo của Kol và cộng sự cũng
thất bại trong việc chứng minh hiệu quả có lợi của ephedrine đường
tĩnh mạch dự phòng ở liều 0,5 mg / kg. Liều tiêm tĩnh mạch dự
phòng của ephedrine ít nhất là 12 mg là cần thiết sau gây tê tủy sống mổ lấy
thai.
Chọn lựa thuốc co mạch: Bằng chứng hiện nay
Thuốc co mạch lý tưởng phải là một chất đáng tin cậy , dễ sử dụng, khởi
tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn, dễ chuẩn độ, có thể dùng để phòng ngừa
và không có bất kỳ tác động bất lợi nào cho mẹ và thai nhi.
Vào năm 2002, Lee et al cho Ephedrine là thuốc co mạch được lựa chọn
thích hợp cho điều trị hạ huyết áp sau gây tê tủy sống mổ lấy thai.Trong một
đánh giá hệ thống khác, họ cũng kết luận rằng trong mổ lấy thai chủ động,
phenylephrine cũng đã liên kết với trạng thái acid base của thai tốt hơn , mặc dù không có sự
khác biệt về kết quả lâm sàng dựa trên điểm Apgar .
Mặc dù có bằng chứng ủng hộ phenylephrine như là một lựa chọn ưu tiên, nhưng
vẫn còn sự khác nhau trong lựa chọn, liều lượng và phương thức cho thuốc co mạch.
Theo hướng dẫn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence)
ephedrine and phenylephrine là những thuốc co mạch có hiệu quả ngang nhau trong
gây mê sản khoa.Theo ASA (The American Society of Anesthesiologists) ephedrine
và phenylephrine cả hai đều chấp nhận được, nhưng phenylephrine có thể thích hợp
hơn bởi cải thiện tình trạng acid và base thai ở sản phụ mang thai không biến
chứng.
Sơ đồ gợi ý
dùng thuốc co mạch đường tĩnh mạch điều trị hạ huyết áp sau gây tê trục thần
kinh trong sản khoa
Kết luận
-
Y văn hiện hỗ trợ sử dụng phenylephedrine là thuốc co mạch khi xem xét ảnh hưởng
sinh lý của mẹ và thai. Tuy nhiên, quan niệm này chủ yếu dựa trên các nghiên cứu
được thực hiện trên mổ lấy thai chủ động. Vì vậy, nguyên tắc này cũng không thể
bị ngoại suy trong trường hợp mổ lấy thai cấp cứu và thai phụ có nguy cơ cao
- Một số
protocols lâm sàng hỗ trợ dùng phenylephrine nếu mẹ có nhịp tim nhanh (nhịp
tim> 110 phút / phút) và ephedrine nếu nhịp tim thấp hơn (<80 / phút)
(xem sơ đồ trên)
- Phenylephrine và ephedrine đều có hiệu quả trong điều trị hạ huyết trong gây
tê tủy sống. Phenylephedrine có liên quan đến tần suất nôn và buồn nôn thấp hơn,
và pH động mạch rốn cao hơn so với ephedrine. Tuy nhiên, sự khác biệt trong pH
là nhỏ và có thể không liên quan đến lâm sàng ở những sản phụ có nguy cơ thấp.
Các nghiên cứu thêm về sử dụng phenylephrine
trong thai kỳ có nguy cơ cao như: suy thai, tiền sản giật và thai chậm tăng trưởng
là cần thiết.Tài Liệu Tham Khảo
1. Bangash MN, Kong ML, Pearse RM. Use of inotropes and vasopressor
agents in critically ill patients. Br J Pharmacol 2012; 165: 2015-2033
2. Mercier FJ, Bonnet MP, De la Dorie A, Moufouki M, Banu F, Hanaf
A, Edouard D, Roger Christoph S. [Spinal anaesthesia for
caesarean section: fluid loading, vasopressors and hypotension].
Ann Fr Anesth Reanim 2007; 26: 688-693
3. Ngan Kee WD, Lau TK, Khaw KS, Lee BB. Comparison of metaraminol
and ephedrine infusions for maintaining arterial pressure
during spinal anesthesia for elective cesarean section.
Anesthesiology 2001; 95: 307-313
4. Lee
A, Ngan Kee WD, Gin T. A quantitative, systematic review
of randomized controlled trials of ephedrine versus phenylephrine
for the management of hypotension during spinal
anesthesia for cesarean delivery. Anesth Analg 2002; 94: 920-926,
table of contents
5. Ngan
Kee WD. Prevention of maternal hypotension after regional
anaesthesia for caesarean section. Curr Opin Anaesthesiol 2010; 23: 304-309
6. Ngan
Kee WD, Khaw KS, Tan PE, Ng FF, Karmakar MK. Placental
transfer and fetal metabolic effects of phenylephrine and
ephedrine during spinal anesthesia for cesarean delivery. Anesthesiology 2009; 111: 506-512
7. Landau
R, Liu SK, Blouin JL, Smiley RM, Ngan Kee WD. The
effect of maternal and fetal β2-adrenoceptor and nitric oxide
synthase genotype on vasopressor requirement and fetal
acid-base status during spinal anesthesia for cesarean delivery.
Anesth Analg 2011; 112: 1432-1437