Tác giả: Darren J. Hein Dịch: Bs Nguyễn Sỹ Linh
Câu hỏi
Thuốc Tamsulosin có thể ngăn ngừa bí tiểu ở bệnh nhân nam trải qua phẫu thuật ?
Thuốc Tamsulosin có thể ngăn ngừa bí tiểu ở bệnh nhân nam trải qua phẫu thuật ?
Bí tiểu sau phẫu thuật (Postoperative urinary retention - POUR) đề cập đến việc không thể đi tiểu mặc dù bàng quang đầy sau phẫu thuật. Đó là phiền nạn phổ biến, có thể lên đến 70% bệnh nhân phẫu thuật tùy thuộc vào loại phẫu thuật. Những bệnh nhân trải qua phẫu thuật tầng sinh môn, phụ khoa, hậu môn trực tràng, thoát vị bẹn và đường tiết niệu dưới có nguy cơ mắc POUR. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm tuổi già, giới tính nam, phẫu thuật kéo dài, gây tê tủy sống và rút ống thông tiểu sớm.
Ít nhất tám thử nghiệm lâm sàng đánh giá sự an toàn và hiệu quả của Tamsulosin, thuốc chẹn thụ thể adrenergic chọn lọc alpha-1, để phòng ngừa POUR ở bệnh nhân nam trải qua các loại phẫu thuật khác nhau đã được công bố cho đến nay. [2,3,4,5,6 , 7,9,10] Kết quả của các nghiên cứu này nhìn chung rất phù hợp, với sáu trong số tám thử nghiệm báo cáo giảm đáng kể về nguy cơ mắc bệnh POUR khi dùng Tamsulosin so với giả dược. [3,4,5,6,9,10 ] Loại bệnh nhân phẫu thuật và chế độ Tamsulosin được nghiên cứu trong mỗi thử nghiệm được xác định được liệt kê trong Bảng dưới đây. Ba nghiên cứu quan sát cũng đã tìm thấy kết quả tích cực liên quan đến việc sử dụng Tamsulosin trong môi trường phẫu thuật. [8,11,12]
Bảng. Đặc điểm của nghiên cứu lâm sàng đánh giá liệu pháp Tamsulosin để phòng ngừa POUR
Bảng. Đặc điểm của nghiên cứu lâm sàng đánh giá liệu pháp Tamsulosin để phòng ngừa POUR
Tác giả (Năm)
|
Phác đồ Tamsulosin
|
Phẫu thuật
|
Jang và cộng sự (2012)[2]
|
0.2 mg mỗi ngày từ ngày phẫu thuật đến hậu phẫu ngày 7
|
Phẫu thuật ung thư trực tràng
|
Mohammadi-Fallah và cộng sự (2012)[3]
|
0.4 mg 6 giờ trước phẫu thuật và 6 – 12 giờ sau phẫu thuật
|
Thoát vị bẹn
|
Ahmad và cộng sự (2014)[4]
|
0.4 mg 6 giờ trước phẫu thuật và 6 – 8 giờ sau phẫu thuật
|
Hậu môn trực tràng
|
Bazzazi và cộng sự (2014)[9]
|
0.4 mg mỗi ngày
|
Đục thủy tinh thể
|
Jeong và cộng sự (2014)[10]
|
0.4 mg mỗi ngày , trước phẫu thuật 1 ngày và kéo dài đến hậu phẫu ngày 14
|
Phẫu thuật nội soi cắt tiền liệt tuyến có Robot hỗ trợ
|
Madani và cộng sự (2014)[5]
|
0.4 mg cho trước phẫu thuật 14 giờ, 02 giờ và sau phẫu thuật 10 giờ
|
Giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn, hoặc phẫu thuật vùng bìu
|
Akkoc và cộng sự (2016)[6]
|
0.4 mg trước phẫu thuật 14 giờ và 02 giờ
|
Phẫu thuật tiết niệu
|
Basheer và cộng sự (2017)[7]
|
0.4 mg 48 giờ trước phẫu thuật và đêm trước phẫu thuật
|
Phẫu thuật cột sống
|
Ghuman và các cộng sự [1] gần đây
đã tiến hành một tổng quan hệ thống và phân tích gộp về việc sử dụng các thuốc
chẹn alpha-1 để phòng ngừa POUR.Trong số 15 thử nghiệm lâm sàng được xác định
trong tổng quan này, có sáu nghiên cứu đề cập đến việc sử dụng Tamsulosin. Một
phân tích dữ liệu phân nhóm từ năm trong số các nghiên cứu này cho thấy Tamsulosin
đã giảm 64% nguy cơ mắc POUR so với giả dược (tỷ lệ nguy cơ: 0,36; khoảng tin
cậy 95%: 0,16-0,80; P = 0,013). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thuốc
chẹn alpha-1 dường như có ảnh hưởng lớn hơn đến tỷ lệ mắc POUR ở những bệnh
nhân dưới 65 tuổi, không có ống thông Foley tại thời điểm phẫu thuật hoặc được
gây tê tủy sống. [1] Ngoài việc có hiệu quả cao, Tamsulosin được
dung nạp tốt. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng trong bối cảnh này đã tìm thấy
không có sự gia tăng đáng kể về tác dụng phụ hoặc các biến chứng khác với Tamsulosin
so với nhóm chứng. Khi tác dụng phụ được báo cáo, chúng thường hiếm và nhẹ (ví
dụ như chóng mặt, nôn) và không dẫn đến ngừng điều trị. [5,6]
Mặc dù liệu pháp Tamsulosin là an toàn và giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh POUR có ý nghĩa lâm sàng, hầu hết các nghiên cứu được công bố cho đến nay vẫn chưa được thiết kế để đánh giá tác động của liệu pháp Tamsulosin đối với thời gian nằm viện, chi phí hoặc các kết quả tiêu cực khác liên quan đến POUR . Ngoài ra, vẫn còn câu hỏi là thời điểm thích hợp để cho Tamsulosin là trước hay sau phẫu thuật, và liệu Tamsulosin có tác dụng lớn hơn trong các phẫu thuật khác nhau hay không ?
Mặc dù còn một số vẫn đề chưa rõ, nhưng những bằng chứng hiện có đủ thuyết phục để chỉ định. Các dược sĩ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến chăm sóc phẫu thuật nên phối hợp và áp dụng các bằng chứng sẵn có, dựa trên nhận định lâm sàng cụ thể từng bệnh nhân để đưa ra các phác đồ sử dụng Tamsulosin phòng ngừa POUR ở bệnh nhân nam phẫu thuật.
Nguồn: Tamsulosin for Postoperative Urinary Retention
Nguồn: Tamsulosin for Postoperative Urinary Retention
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ghuman A, de Jonge SW, Dryden SD, Feeney T, Buitrago DH, Phang PT. Prophylactic use of alpha-1 adrenergic blocking agents for prevention of postoperative urinary retention: a review & meta-analysis of randomized clinical trials. Am J Surg. 2018;215:973-979.
2. Jang JH, Kang SB, Lee SM, Park JS, Kim DW, Ahn S. Randomized controlled trial of tamsulosin for prevention of acute voiding difficulty after rectal cancer surgery. World J Surg. 2012;36:2730-2737.
3. Mohammadi-Fallah M, Hamedanchi S, Tayyebi-Azar A. Preventive effect of tamsulosin on postoperative urinary retention. Korean J Urol. 2012;53:419-423.
4. Ahmad MM, Wani HA, Jeelani A, Thakur S, Waseem M, Nazir I. Preventive effect of tamsulosin on postoperative urinary retention in benign anorectal surgeries. Saudi Surg J. 2014;2:33-37.
5. Madani AH, Aval HB, Mokhtari G, et al. Effectiveness of tamsulosin in prevention of post-operative urinary retention: a randomized double-blind placebo-controlled study. Int Braz J Urol. 2014;40:30-36.
6. Akkoc A, Aydin C, Topaktas R, et al. Prophylactic effects of alpha-blockers, tamsulosin and alfuzosin, on postoperative urinary retention in male patients undergoing urologic surgery under spinal anaesthesia. Int Braz J Urol. 2016;42:578-584.
7. Basheer A, Alsaidi M, Schultz L, Chedid M, Abdulhak M, Seyfried D. Preventive effect of tamsulosin on postoperative urinary retention in neurosurgical patients. Surg Neurol Int. 2017;8:75.
8. Poylin V, Curran T, Cataldo T, Nagle D. Perioperative use of tamsulosin significantly decreases rates of urinary retention in men undergoing pelvic surgery. Int J Colorectal Dis. 2015;30:1223-1228.
9. Bazzazi N, Bahar HM, Asadi HK, Akbarzadeh S, Fouladi DF. Prophylactic tamsulosin in cataract surgery under general anesthesia for preventing urinary retention: a randomized clinical trial. Int Eye Sci. 2014;14:1-3.
10. Jeong IG, You D, Yoon JH, et al. Impact of tamsulosin on urinary retention following early catheter removal after robot-assisted laparoscopic radical prostatectomy: a prospective randomized controlled trial. Int J Urol. 2014;21:164-168.
11. Patel R, Fiske J, Lepor H. Tamsulosin reduces the incidence of acute urinary retention following early removal of the urinary catheter after radical retropubic prostatectomy. Urology. 2003;62:287-291.
12. Shaw MK, Pahari H. The role of peri-operative use of alpha-blocker in preventing lower urinary tract symptoms in high risk patients of urinary retention undergoing inguinal hernia repair in males above 50 years. J Indian Med Assoc. 2014;112:13-14,16.