BỔ SUNG NEOSTIGMINE/ATROPINE VÀO KIỂM SOÁT ĐAU DO THỦNG MÀNG CỨNG

Neostigmine / atropine có hiệu quả trong điều trị PDPH chỉ sau 2 liều. Neostigmine có thể vượt qua đám rối màng mạch nhưng không qua được hàng rào máu não. Tác dụng trung tâm của 2 loại thuốc này ảnh hưởng lên cả tăng tiết dịch não tủy và trương lực mạch máu não, đó chính là sự thay đổi sinh lí bệnh cơ bản trong PDPH. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đó và báo cáo lâm sàng về hoạt động của neostigmine.
Bs Nguyễn Sỹ Linh
Một trong những tai biến của chọc dò tủy sống và gây tê ngoài màng cứng là nhức đầu sau thủng màng cứng ( Post-Dural Puncture Headache viết tắt là PDPH ). Việc phòng ngừa và điều trị PDPH là một thách thức với bác sĩ gây mê. Trong nghiên cứu được cấp phép xuất bản vào 12 tháng 7 năm 2018 của nhóm tác giả Abdelaal Ahmed Mahmoud A, Mansour AZ, Yassin HM, Hussein HA, Kamal AM, Elayashy M, Elemady MF, Elkady HW, Mahmoud HE, Cusack B, Hosny H, Abdelhaq M đã thử nghiệm Neostigmine và atropine để điều trị PDPH. 
Đau đầu sau thủng màng cứng (PDPH) thiếu bằng chứng điều trị tiêu chuẩn. Một bệnh nhân được điều trị với Neostigmine vì đau đầu nặng sau thủng màng cứng thúc đẩy nghiên cứu này. 
Nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng này đã so sánh neostigmine và atropine (n = 41) với nước muối (n = 44) để điều trị PDPH ở 85 bệnh nhân đang điều trị bù dịch và thuốc giảm đau. Cả 2 nhóm đều được điều trị bảo tồn, nằm ở tư thế nằm ngửa, truyền Ringer lactate 30 ml/kg/ngày, Paracetamol 1g kết hợp 135 mg cafein mỗi 6 giờ, thuốc đạn Ketoprofen (100 mg) cho 2 lần mỗi ngày, trong 5 ngày như giảm đau sau mổ thông thường. Kết quả là điểm VAS ≤ 3 ở thời điểm 6, 12, 24, 36, 48 và 72 giờ sau can thiệp. Biến chứng muộn cần phải thực hiện blood patch (bơm máu tựu thân vào khoang màng cứng để bít lỗ thủng) như là cứng cổ, buồn nôn, nôn. Bệnh nhân được điều trị bằng Neostigmine 20 μg/kg và atropine 10 μg/kg (Hoà thành 20ml tiêm Tĩnh mạch chậm trong hơn 5 phút mỗi 8h) hoặc thể tích nước muối tương đương. 
Điểm VAS tốt hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.001) ở nhóm Neostigmine/atropine so với nhóm nước muối. Không có bệnh nhân nào ở nhóm Neostigmine/atropine cần blood patch so với 7 (15.9%) bệnh nhân ở nhóm dùng nước muối (p<0.001). Không có bệnh nhân nào cần quá 2 liều neostigmine/atropine. Không có sự khác biệt về cứng cổ, buồn nôn, hoặc nôn giữa 2 nhóm. Các biến chứng bao gồm đau bụng, co giật cơ, và tăng co bóp bàng quang chỉ xảy ra ở nhóm neostigmine/atropine (p< 0.001). 
Neostigmine / atropine có hiệu quả trong điều trị PDPH chỉ sau 2 liều. Neostigmine có thể vượt qua đám rối màng mạch nhưng không qua được hàng rào máu não. Tác dụng trung tâm của 2 loại thuốc này ảnh hưởng lên cả tăng tiết dịch não tủy và trương lực mạch máu não, đó chính là sự thay đổi sinh lí bệnh cơ bản trong PDPH. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đó và báo cáo lâm sàng về hoạt động của neostigmine.
Nguồn 
Addition of Neostigmine and Atropine to Conventional Management of Postdural Puncture Headache: A Randomized Controlled Trial.
File PDF: Tải về
Bác sĩ Gây mê hồi sức - Điều trị đau . Bệnh viện Vinmec Nha Trang