KHUYẾN CÁO TRUYỀN PLASMA TƯƠI ĐÔNG LẠNH

Fresh-Frozen Plasma (FFP) là chế phẩm máu được tách từ máu toàn phần hoặc tách trực tiếp từ máu người cho (apheresis), được đông lạnh nhanh và bảo quản ở nhiệt độ như vậy để làm hạn chế mất mát các yếu tố đông máu.
BS Nguyễn Sỹ Linh

Fresh-Frozen Plasma (FFP) là chế phẩm máu được tách từ máu toàn phần hoặc tách trực tiếp từ máu người cho (apheresis), được đông lạnh nhanh và bảo quản ở nhiệt độ như vậy để làm hạn chế mất mát các yếu tố đông máu.

FFP được tách từ máu toàn phần và được tách trực tiếp từ máu người cho tương đương nhau về tác dụng cầm máu và tác dụng không mong muốn (Khuyến cáo: 1A).
FFP chứa hàm lượng bình thường các yếu tố đông máu bền vững (stable clotting factors), albumin và immunoglobulins. Nó chứa ít nhất 70% hàm lượng yếu tố VIII ban đầu, và số lượng tương đương các yêu tố đông máu không bền và các chất ức chế đông máu tự nhiên.
FFP được sử dụng trên lâm sàng không được chứa kháng thể kháng hồng cầu bất thường đáng kể về mặt lâm sàng. Để tăng tính an toàn, FFP có thể được cách ly tối thiểu là 4 tháng.
Sự khác biệt sinh lí giữa các cá thể về nồng bộ protein trong huyết tương có nghĩa là FFP là một định nghĩa chung được áp dụng cho các chế phẩm khác biệt đáng kể về chất lượng.
Chỉ định truyền Plasma
Tình trạng lâm sàng
Mức độ
1. Điều chỉnh thiếu hụt các yếu tố đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải (ko xác định được yếu tố nào) khi tỉ lệ PT hoặc aPTT > 1.5 giới hạn bình thường trên (upper limited):
Bệnh do gan
              Đang chảy máu
1C+
              Dự phòng chảy máu trong phẫu thuật hoặc các thủ thuật xâm lấn
2C
            Đang điều trị kháng vitamin K (nếu không có sắn phức hợp Prothrombin)
              Có xuất huyết lớn hoặc xuất huyết nội sọ
              Chuẩn bị cho phẫu thuật không thể trì hoãn
1C+
              Đông máu nội mạc rải rác với đang chảy máu, kết hợp với điều trị nguyên nhân
1C+
              Xuất huyết vi mạch trong truyền máu khối lượng lớn ( > 1 V máu ), thậm chí trước khi có kết quả PT và aPTT
1C+
              Thiếu các yếu tố đông máu riêng lẻ mà không có chế phẩm cô đặc của yếu tố đó (ví dụ yếu tố V), hoặc đang chảy máu, hoặc dự phòng chảy máu cho một thủ thuật xâm lấn
1C+
2. Điều trị Apheretic trong hội chứng huyết khối vi mạch (ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, hội chứng tán huyết tăng u rê, hội chứng HELLP) , như dịch thay thế
2C
3. Phục hồi máu toàn phần khi thay máu
1C
4. Phù mạch di truyền trong trường hợp chất ức chế C1-esterase không có sẵn
2C+

Chỉ định ở trẻ sơ sinh
  • Thời gian đông máu ở trẻ sơ sinh thông thườngkéo dài hơn ở người  lớn mà ko liên quan đến nguy cơ chảy máu . Điều này thậm chí còn gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh non tháng; do đó kết quả xét nghiệm đông máu bất thường mà không có nguy cơ chảy máu, không phải là chỉ định để truyền FFP.
  • FFP được chỉ định cho chảy máu do thiếu vitamin K và chảy máu (hoặc nguy cơ cao chảy máu) do DIC. Nó cũng được chỉ định để điều trị khi thiếu yếu tố đông máu cụ thể mà chế phẩm yếu tố đó không có sẵn (khuyến cáo: 2C).
  • FFP tốt nhất là phải an toàn theo nghĩa là đã bất hoạt virus hoặc đã được cách ly.
  • Để biết thêm chi tiết hãy tham khảo thêm khuyến cáo từ hiệp hội sơ sinh và SIMTI của ý.
  • FFP phải được rã đông giữa 30 – 37oC trong nồi cách thủy hoặc một hệ thống khác có thể đảm bảo được nhiệt độ. Plasma phải được dùng càng sớm càng tốt sau khi rã đông, trong những trường hợp khác không được để quá 24h, nếu bảo quản ở nhiệt độ 4 ± 2 °C.
  • FFP không được đông lạnh trở lại khi nó đã rã đông (Khuyến cáo: 1C +).
  • Liều khuyến cáo 10 – 15mL/kg. Tuy nhiên, liều FFP phụ thuộc vào tình huống lâm sàng và các thông số xét nghiệm ( Khuyến cáo 1C+), nó có thể dùng liều cao hơn.
ABO/RhO khả năng tương thích
Plasma sử dụng phải tương thích ABO với người nhận (Bảng 2) (Cấp khuyến cáo: 1C+).
Truyền FFP: lựa chọn các nhóm ABO cho truyền máu.
Nhóm ABO của người nhận
Nhóm ABO người cho ( theo thứ tự ưu tiên )
O
O, A, B, AB
A
A, AB
B
B, AB
AB
AB
FFP không cần thiết phải tương thích Rh; dự phòng anti-D là không cần thiết ở người nhận Rh D-âm với FFP Rh D-dương (khuyến cáo: 1C+).
Chỉ định không phù hợp
  • Tăng thể tích tuần hoàn;
  • Protein máu thấp (albumin 50 - 55%, globulin 39 – 45%, fibrrinogen 4 – 6%);
  • Điều chỉnh thiếu hụt miễn dịch
  • Cho các mục đích dinh dưỡng;
  • Điều chỉnh thiếu hụt các yếu tố đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải  trong trường hợp không xuất huyết; điều chỉnh các rối loạn đông máu ở những bệnh nhân bệnh gan mãn tính trong trường hợp không chảy máu (khuyến cáo: 1C+).
Chống chỉ định
  • Chống chỉ định tuyệt đối của FFP là không dung nạp với plasma hoặc các thành phần của nó và sự thiếu hụt bẩm sinh của immunoglobulin A (IgA) trong sự hiện diện của kháng thể kháng IgA (anti-IgA antibodies).
  • Chống chỉ định tương đối là suy tim và phù phổi.
Theo dõi các chỉ số để quản lí sử dụng trên lâm sàng
·         Sử dung FFP trong những trường hợp sau
    • Tăng thể tích tuần hoàn;
    • Protein máu thấp (albumin 50 - 55%, globulin 39 – 45%, fibrrinogen 4 – 6%);
    • Điều chỉnh thiếu hụt miễn dịch
    • Cho các mục đích dinh dưỡng;
    • Điều chỉnh thiếu hụt bẩm sinh hoặc mắc phải các yếu tố đông máu trong trường họp không xuất huyết; điều chỉnh các rối loạn đông máu ở những bệnh nhân bệnh gan mạn tính trong trường hợp không chảy máu
    • Evaluation of the appropriateness of the dose of FFP.
    • Đánh giá sự phù hợp của liều FFP
Phản ứng bất lợi khi truyền FFP
  • Phản ứng dị ứng:Nhẹ (nổi mề đay): Xảy ra 1% bệnh nhân;
    Nặng và phản vệ: xảy ra với tần suất ít hơn 1/100000 ca truyền FFP.
  • Tổn thương phổi cấp tính liên quan truyền máu (TRALI): phù phổi không do tim phát triển 4-6 giờ sau truyền FFP.  Biến chứng này có thể tránh được bằng cách sử dung plasma từ người cho nam chưa bao giờ truyền máu, và từ người cho nữ chưa sinh đẻ và chưa bao giờ truyền máu, hoặc sử dụng S/D FFP
  • Phản ứng sốt: xảy ra dưới 1% những bệnh nhân truyền FFP và lên đến 10% ở bệnh nhân thay huyết tương.
  • Ngộ độc Citrate: có thể xảy ra sau khi truyền nhanh, thể tích lớn và đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân sơ sinh và bệnh gan.
  • Lây nhiễm bệnh nhiễm trùng : quá trình đóng băng bất hoạt vi khuẩn, vi khuẩn phát triển, phóng thích nội độc tố, trước khi đóng băng là hiếm xảy ra. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ lây nhiễm, mặc dù hiếm gặp, lây nhiễm virus và các tác nhân nhiễm trùng chưa biết hoặc chưa được kiểm chứng.
  • Bệnh mô ghép chống chủ (Graft-versus-host) : không có trường hợp nào GvHD liên quan truyền FFP từng được báo cáo. Đóng băng gây phân hủy tế bào Lympho, cho nên chiếu xạ plasma là không cần thiết.
  • Quá tải tuần hoàn:  điều này có thể xảy ra, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận hoặc suy tim-phổi.
  • Chất ức chế những protein thiếu: chúng có thể tiến triển sau khi truyền plasma ở những bệnh nhân thiếu hụt các yếu tố đông máu.