Bs Lương Thị Thu Chung
Phẫu thuật cắt dạ dày đã loại bỏ một phần hay toàn bộ
dạ dày, dẫn đến dạ dày nhỏ hơn so với
bình thường. Do đó, sự lưu giữ thức ăn cũng như dịch giảm hơn nhiều so với bình
thường trước đây. Như vậy, thức ăn và dịch sẽ xuống ruột nhanh hơn và có thể
gây ra một số rối loạn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy
nhiên, bệnh nhân có thể thưởng thức hầu hết các loại thức ăn như trước khi phẫu
thuật nêú thay đổi một số thói quen ăn uống.
1. Một số vấn đề chung và
cách điều chỉnh ( không phải xảy ra ở tất cả bệnh nhân
sau mổ cắt dạ dày)
Cảm
giác no sớm hơn: ăn
nhiều bữa nhỏ, mỗi ngày ăn từ 6-8 bữa chính, ăn các bữa phụ giàu dinh dưỡng giữa
các bữa chính, uống các loại nước ít nhất 30 phút trước hoặc sau bữa ăn.
Tiêu
chảy: ăn uống nhiều các loại nước giữa các bữa ăn, nếu tiêu chảy xảy ra khoảng15-30
phút sau ăn, có thể bệnh nhân bị hội chứng DUMPING sớm, xem hướng xử trí ở dưới.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể cần đánh giá lại chế độ ăn và tìm nguyên nhân
cũng như sử dụng một số thuốc hỗ trợ.
Giảm
cân: ăn
nhiều bữa phụ giàu dinh dưỡng, giàu chất béo và protein giữa các bữa ăn chính
như phô mai, ván sữa, bánh quy mặn, hoa quả khô, yoghurt hay các sản phẩm từ sữa,
trứng. Nên uống sữa hơn là dùng trà hay cà phê. Theo dõi cân nặng hàng tuần, có
thể tham khảo chuyên khoa dinh dưỡng hay bác sĩ tiêu hóa nếu cân nặng của bệnh
nhân tiếp tục giảm.
Hội
chứng DUMPING: Bình thường, cơ môn vị điều khiển lượng
thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Cơ này thường bị cắt bỏ hay rối loạn chức
năng sau mổ cắt dạ dày, dẫn đến thức ăn xuống ruột non quá nhanh. Các triệu chứng
này có thể là hồi hộp, vã mồ hôi, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, giảm khả năng tập
trung, co thắt ruột hay tiêu chảy. Triệu chứng này xảy ra sau ăn trong vòng 30
phút là hội chứng DUMPING sớm ( do thức ăn xuống ruột non quá nhanh, thức ăn
này có tính acid và ưu trương với thành phần dinh dưỡng cao, kích thích ruột
non tăng tiết dịch ruột, dịch tụy, kéo nước từ lòng mạch vào gây giãn đột ngột
ruột non cũng như giảm thể tích máu, kích thích hệ giao cảm do giảm thể tích
máu đột ngột, do đó gây ra triệu chứng sớm), từ 1-4h sau ăn là hội chứng
DUMPING muộn( khi thức ăn xuống quá nhanh, đặc biệt có chứa nhiều đường sẽ được
hấp thu vào dòng máu nhanh, ngắn làm tăng đột ngột đường máu, dẫn đến kích
thích tụy tăng tiếtlượng lớn insulin,
trong khi glucose (đường) trong phần thức ăn đã được hấp thu hết nên gây hạ đường
huyết muộn sau ăn và gây ra các triệu chứng lâm sàng muộn của hạ glucose máu) à chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày,
uống các loại đồ uống trước hay sau ăn 30 phút, không dùng các thức ăn, uống có
chứa quá nhiều đường, ăn chậm, nhai kĩ. Nếu bệnh nhân bị hội chứng DUMPING sớm
thì nên ăn chế độ thức ăn nhiều chất xơ như đậu rang, yến mạch, ngũ cốc, vỏ
trái cây. Tuy nhiên, không ăn các loại rau quá dai như cần tây, rau muống vì có
thể tạo thành búi xơ gây chèn ở miệng nối. Nằm đầu cao sau ăn nếu triệu chứng
quá nặng. Ăn các bữa phụ có chứa tinh bột như bánh mỳ, chuối, bánh yến mạch.
Trào
ngược dạ dày - thực quản: vì khả năng chứa của dạ dày giảm nên sau ăn bệnh nhân dễ bị trào ngược thức ăn
à chia nhỏ các bữa ăn, uống nước xa các bữa ăn
khoảng 30 phút - 1 giờ, ngồi hoặc đi bộ nhẹ sau ăn khoảng 15 -30 phút, tránh thức
ăn nhiều gia vị, cay, chua và thức ăn hoặc uống có cafein, rượu, nước có ga, thức
ăn nóng.
Thiếu
một số vitamin và khoáng chất: Bệnh nhân cắt toàn bộ dạ
dày thì khó thể hấp thu sắt và B12 từ thức ăn vì thiếu acid dạ dày và yếu tố nội
dạ dày. Do đó, bệnh nhân có thể được tiêm B12 để thay thế. Để giúp cơ thể hấp
thu đủ sắt, bênh nhân nên ăn các thức ăn giàu sắt như thịt đỏ, thịt gà, cá, trứng,
gan, thận, huyết, ngũ cốc. Hơn nữa, Vitamin C cần thiết cho sự hấp thu sắt nên
cần ăn các loại thức ăn giàu Vitamin C như hoa quả và rau xanh. Ngoài ra, bệnh nhân sau cắt dạ dày cũng dễ
thiếu calcium và vitamin D nên bệnh nhân cần phơi nắng sáng sớm, uống 2 cử sữa
hay các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, kem, bánh trứng sữa, sữa đậu
nành, sữa bò, sữa dê…). Nếu khó điều chỉnh qua chế độ ăn,bệnh nhân có thể được
bổ sung viên multivitamin.
1. Tập ăn lại cho bệnh nhân sau mổ cắt dạ dày
Sau phẫu thuât cắt dạ dày, bệnh nhân không thể bắt đầu
ngay lại chế độ ăn như bình thường được. Họ cần rèn luyện cơ thể dung nạp dần dần
với chế độ ăn từ nước, các thực phẩm lỏng, soup, chế độ ăn xay nhuyễn, thức ăn
mềm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ trải qua 5 bước để trở lại chế độ ăn gần như
trước đây và hoàn toàn qua đường tiêu hóa.
- Bước 1 (ngày đầu sau mổ): Chăm sóc răng miệng, ngậm những mảnh nước đá nhỏ.
- Bước 2 ( từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4): uống từng ngụm nhỏ nước, trà đen, không uống nhiều hơn 50ml/ 1 giờ.
- Bước 3 ( từ ngày thứ 5 trở đi): tập uống sữa, ngũ cốc, soup nếu bệnh nhân dung nạp với nước, chỉ tập ăn vài thìa, nếu dung nạp thì tăng dần, phải kiên nhẫn, không quá thúc ép bệnh nhân.
- Bước 4 ( khi bệnh nhân dung nạp tốt với chế độ ăn lỏng): tập chế độ ăn xay nhuyễn, không lợn cợn.
- Bước 5 ( khi dung nạp tốt với chế độ ăn xay): tập chế độ ăn mềm, mức độ lỏng và kích thước những mảnh thức ăn mềm được điều chỉnh theo khả năng dung nạp của từng bệnh nhân.
Khi bệnh nhân sang chế độ ăn mềm, bệnh nhân nên chọn
các sản phẩm giàu dinh dưỡng, năng lượng cao để hấp thu tối đa những gì họ ăn.
Các
sản phẩm từ sữa: sữa, phô mai, bánh sữa trứng, sữa chua,
ván sữa, kem, bánh flan, bánh pudding…
Thịt
và các sản phẩm thay thế thịt: các loại thịt bò, gà,
heo, cừu…, các loại cá, đậu, trứng, nước yến.
Bánh
mỳ và ngũ cốc: có thể ăn kèm với bơ, mứt, phô mai, bơ đậu
phộng, cá hộp, bơ, trứng…
Trái
cây và rau: sử dụng đa dạng các loại trái cây, rau củ và chế biến đa dạng để làm phong phú bữa ăn,
có thể ăn kèm với bơ, dầu thực vật, sốt magione, trứng, kem, sữa trứng, sữa
chua, sinh tố.
Các
bữa phụ: bệnh nhân có thể mua các bữa ăn phụ được làm sẵn ở
siêu thị hoặc chế biến tại nhà như sữa trứng, sữa chua,bánh pudding, bánh flan,
sữa, phô mai,ván sữa….
Nguyên tắc chung cho chế độ ăn ở bệnh nhân
sau cắt dạ dày
- Ăn 6-8 bữa chính và bữa phụ mỗi ngày, chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kĩ, ngừng ăn khi cảm thấy no, không bao giờ được ép bản thân ăn cho hết phần ăn, nên đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng.
- Ăn thức ăn giàu protein ở mỗi bữa ăn: chế độ ăn giàu protein như là thịt, cá, trứng,sữa sẽ tiêu hóa lâu hơn, giúp tránh tình trạng tiêu chảy, cung cấp protein cho nhu cầu lành vết thương sau mổ và tránh tình trạng tiêu cơ.
- Chọn các thức ăn chất xơ thấp để tiêu hóa dễ hơn và tránh tạo thành búi xơ chèn ở miệng nối.
- Duy trì chế độ ăn “khô”, nghĩa là không uống nước và các loại đồ uống cùng bữa ăn, không ăn soup, canh cùng bữa ăn, nên dùng các loại thực phẩm này khoảng 30 -60 phút sau ăn, không dùng thực phẩm nhiều đường để tránh hội chứng DUMPING.
- Chọn các thức ăn mềm, nấu nhừ để dễ tiêu hóa
- Tránh các thực phẩm quá nóng hay quá lạnh vì cơ thể khó dung nạp
- Tránh các thức ăn nhiều đường, có thể dùng ít đường hóa học để giúp tăng cảm giác thèm ăn.
- Tránh các thực phẩm giàu cafein, rượu, nhiều gia vị, bỏ thuốc lá
- Không nằm ngay sau ăn, nên đi lại nhẹ nhàng hay ngồi khoảng 30 phút sau ăn.
Tài liệu tham khảo
1. Carol Rees Parrish, R.D., (2004), “ Post-Gastrectomy: Managing the Nutrition Fall-Out”, PRACTICAL GASTROENTEROLOGY, tr 63-75.
2. Mayo Clinic, (2015), “Dumping Syndrome - lifesyle and home remedies”.
a.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dumping-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20371922
3. Nutrion Education Materials online, (2016), “ Nutrion Post Gastrectomy”.
4. https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0018/154035/gastro_gastrectomy.
5. The Ohio State University Wexner Medical Center, (2013), “ Gastrointestinal (GI) Modified diet for post Gastrectomy”.
6. https://patienteducation.osumc.edu/documents/post-gas
7. University hospital southampton, (2017), “ Following a soft food diet after a gastrectomy or oesophagectomy”.
8. http://www.uhs.nhs.uk/Media/Controlleddocuments/Patientinformation/Digestionandurinaryhealth/Following-a-soft-food-diet-after-a-gastrectomy-or-oesophagectomy-patient-information
9. Mayo Clinic, (2015), “Dumping Syndrome - lifesyle and home remedies”.
10.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dumping-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20371922
11. wikipedia, “ Postgastrectomy dumping syndrome”
12. https://en.wikipedia.org/wiki/Dumping_syndrome
2. Mayo Clinic, (2015), “Dumping Syndrome - lifesyle and home remedies”.
a.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dumping-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20371922
3. Nutrion Education Materials online, (2016), “ Nutrion Post Gastrectomy”.
4. https://www.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0018/154035/gastro_gastrectomy.
5. The Ohio State University Wexner Medical Center, (2013), “ Gastrointestinal (GI) Modified diet for post Gastrectomy”.
6. https://patienteducation.osumc.edu/documents/post-gas
7. University hospital southampton, (2017), “ Following a soft food diet after a gastrectomy or oesophagectomy”.
8. http://www.uhs.nhs.uk/Media/Controlleddocuments/Patientinformation/Digestionandurinaryhealth/Following-a-soft-food-diet-after-a-gastrectomy-or-oesophagectomy-patient-information
9. Mayo Clinic, (2015), “Dumping Syndrome - lifesyle and home remedies”.
10.https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dumping-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20371922
11. wikipedia, “ Postgastrectomy dumping syndrome”
12. https://en.wikipedia.org/wiki/Dumping_syndrome