BẠN BIẾT GÌ VỀ GÂY MÊ

Gây mê hồi sức là gì ? Thuốc gây mê làm cho bệnh nhân mất ý thức có thể phục hồi và sự giảm đau để cho bác sĩ phẫu thuật có thể thao tác trên bệnh nhân. Việc sử dụng chúng là phổ biến nhưng đến nay cơ chế tác dụng của chúng vẫn chưa được hiểu đầy đủ


Thuốc gây mê làm cho bệnh nhân mất ý thức có thể phục hồi và sự giảm đau để cho bác sĩ phẫu thuật có thể thao tác trên bệnh nhân. Việc sử dụng chúng là phổ biến nhưng đến nay cơ chế tác dụng của chúng vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Chúng thường được tiêm tĩnh mạch hoặc hít vào. Dưới gây mê bệnh nhân không cảm thấy đau và có thể mất trí nhớ ( tạm thời ).
Các loại thuốc sẽ được sử dụng bởi bác sĩ gây mê hoặc điều dưỡng gây mê, những người được đào tạo chuyên sâu. Họ sẽ theo dõi dấu hiệu sống của bệnh nhân ( mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp tim, độ bão hòa oxi trong máu v.v ) trong quá trình phẫu thuật.
Thông tin nhanh về gây mê
Gây mê được tiến hành trước khi phẫu thuật
Có một số rủi ro liên quan đến thuốc gây mê nhưng chúng có tính an toàn cao khi sử dụng đúng cách
Rất hiếm khi một bệnh nhân có thể thức tỉnh, cảm nhận được trong phẫu thuật
Tác dụng không mong muốn có thể gặp là chóng mặt và buồn nôn
Cơ chế tác dụng gây mê chưa được biết đầy đủ
Tác dụng không mong muốn
Một số người có thể gặp tác dụng phụ sau khi gây mê. Những tác dụng này ít có xu hướng kéo dài và thường xảy ra sau khi thoát mê.
Sự nhầm lẫn, mất trí nhớ tạm thời. Phổ biến hơn ở người cao tuổi
Chóng mặt
Khó đi tiểu
Đau ở chỗ lấy ven
Buồn nôn và nôn
Lạnh run
Đau họng ( do ống Nội khí quản )
Nguy cơ
Nhìn chung gây mê rất an toàn. Thậm chí những bệnh nhân có bệnh kèm cũng được gây mê an toàn.
Tuy nhiên, những người lớn tuổi trải qua những phẫu thuật kéo dài đều có nguy cơ gặp kết cục tiêu cực. Những kết cục này bao gồm nhầm lẫn sau phẫu thuật, nhồi máu cơ tim, viêm phổi và đột quị.
Một số nguyên nhân cụ thể làm tăng nguy cơ :
Ngưng thở khi ngủ, mọi nguyên nhân làm bệnh nhân ngưng thở khi ngủ ( ở nhà )
Co giật ( vd: động kinh )
Tình trạng Tim, thận, phổi
Huyết áp cao
Nghiện rượu
Hút thuốc
Tiền sử phản ứng với gây mê
Dùng thuốc chống đông máu ( vd: Aspirin )
Dị ứng thuốc
Đái đường
Béo phì
Tử vong do hậu quả gây mê hiếm khi xảy ra. Tỉ lệ: 1/100.000 – 1/200.000
Nhận thức trong phẫu thuật
Một số trường hợp hiếm hoi bệnh nhân báo cáo nhận thức được một hoạt động nào đó trong khi phẫu thuật, sau thời điểm gây mê – lúc đã loại bỏ mọi cảm giác. Nhận thức trong gây mê có thể để lại hậu quả tâm lí lâu dài.  Một số bệnh nhân cảm nhận được thủ thuật, thậm chí một số bệnh nhân cảm thấy đau.
Nhận thức (thức tỉnh) trong phẫu thuật là vô cùng hiếm ước tính 01 trên 19.000 bệnh nhân trải qua phẫu thuật.
Khi gây mê có thuốc giãn cơ nên bệnh nhân không thể báo cho bác sĩ biết những gì họ cảm nhận được. Thông thường nhận thức được trong khoảng thời gian rất ngắn, thường xảy ra trước khi làm thủ thuật.
Theo những cuộc nghiên cứu qui mô lớn, một số cảm giác gặp phải: Kéo, khâu, đau, tê liệt, ngẹt thở và một số cảm giác khác.
Bởi vì nhận thức trong phẫu thuật hiếm khi xảy ra nên nguyên nhân ít được biết:
Các yếu tố được coi là nguy cơ tiềm ẩn:
Bệnh tim, phổi
Uống rượu hàng ngày
Phẫu thuật cấp cứu
Phẫu thuật lấy thai
Lỗi gây mê
Sử dụng thuốc bổ sung ( bệnh nhân )
Trầm cảm
Đánh giá tiền mê ( đánh giá trước mổ )
Trước khi gây mê bệnh nhân sẽ được đánh giá để lựa chọn thuốc thích hợp cũng như phối hợp thuốc.
Một số yếu tố đánh giá:
Chỉ số khối cơ thể ( IBM )
Tiền sử
Tuổi
Bệnh hiện tại
Thời gian nhịn ăn
Uống rượu & hút thuốc
Thuốc đang dùng
Kiểm tra miệng, răng, đường thở
Kiểm tra mở miệng, linh hoạt của cổ
Những câu hỏi này nên được trả lời đầy đủ. Ví dụ: sử dụng rượu và ma túy không được khai báo có thể dẫn đến gây mê không đủ dẫn đến nhận thức trong mổ
Thuốc mê hoạt động như thế nào ?
Đến nay cơ chế chưa được biết đầy đủ. Lý thuyết chung là chúng tạo ra các thay đổi protein màng tế bào thần kinh.
Trong gây mê người ta phối hợp các thuốc để tạo ra: giảm đau, mất ý thức, giãn cơ.
Nó tác động đến một số vùng bao gồm:
Vỏ não: Liên quan trí nhớ, chú ý, nhận thức chức năng khác.
Thalamus: vai trò của nó là chuyển tiếp thông tin từ các giác quan đến vỏ não, điều chỉnh giấc ngủ và ý thức.
Hệ lưới hoạt hóa: quan trọng trong điều chỉnh chu kì thức – ngủ
Tủy sống: truyền thông tin từ não đến phần khác của cơ thể. Nó cũng có cung phản xạ và mô hình hoạt động cơ khác.
Một số chất dẫn truyền thần kinh và một số thụ thể khác nhau được biết đến có liên quan đến gây mê:
N-Methyl-D-aspartic acid (NMDA) receptors: Ketamin & N2O có liên quan NMDA. Chúng liên đến kiểm soát độ dẻo ( synaptic plasticity ) và chức năng nhớ của synap.
5-hydroxytryptamine (5-HT) receptors: thường được kích hoạt bởi chất dẫn truyền thần kinh serotonin, chúng đóng vai trò kiểm soát việc giải phóng một số chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác.
Glycine receptor: glycine có thể hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh và có một số vai trò. Nó đã được chứng minh là cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Bác sĩ Gây mê hồi sức - Điều trị đau . Bệnh viện Vinmec Nha Trang